Thứ Năm, 25 tháng 10, 2007

Khai trương nhà máy sản xuất rượu nho cao cấp tại Việt Nam

Chiều 10.1, tại thành phố Đà Lạt, Công ty cổ phần Rượu - Bia nước giải khát Đà Lạt ( Dalat Beco ) đã khai trương nhà máy sản xuất rượu nho với công suất 1 triệu lít/năm. Đây là dự án liên doanh giữa Dalat Beco và Công ty SECA - Delacote (Cộng hòa Pháp ) để sản xuất rượu nho cao cấp tại Việt Nam.

Nhà máy được xây dựng với tổng kinh phí gần 5 tỷ đồng, trên khuôn viên rộng 8.700 m2 tại phường 11, thành phố Đà Lạt. Tại lễ khai trương, trước sự chứng kiến của lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng và Thị trưởng thành phố Avignon (tỉnh Vaucluse, Pháp ), Công ty SECA - Dalacote và Dalat Beco đã ký kết hợp tác liên doanh với mục tiêu sản xuất rượu nho cao cấp công suất 1 triệu lít/năm và sẽ được nâng lên 3 triệu lít/năm trong những năm tiếp theo.

Với công suất thiết kế nói trên, nhà máy sản xuất rượu nho cao cấp Việt - Pháp sẽ là nơi tiêu thụ một sản lượng nguyên liệu nho lớn cho vùng chuyên canh nho các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận của Việt Nam.

PV (Theo TTXVN)

Loạn giá bia cuối năm

Một góc “phố” đại lý bia ở 90A Lý Thường Kiệt.
Một góc “phố” đại lý bia ở 90A Lý Thường Kiệt (TP HCM).

Bia là loại thức uống không thể thiếu trong các ngày lễ tết, đặc biệt tiêu thụ lớn trong dịp Tết Nguyên đán. Năm nào cũng vậy, cứ đến khoảng thời gian này thị trường bia bắt đầu “nóng” lên với các hoạt động buôn bán tấp nập. Và giá cả mặt hàng này dường như nằm ngoài tầm kiểm soát...

Dừng xe trước một cửa hàng bán tạp hóa trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh (TP HCM), hỏi giá một số loại bia lon, anh bán hàng hồ hởi đọc vanh vách: bia lon 333 163.000 đồng/thùng, Tiger 193.000 đồng/thùng, Heineken 248.000đ/thùng.

Anh ta cho biết, giá bia đã lên thêm vài nghìn đồng một thùng. Đi khoảng 500 mét nữa, ghé vào một cửa hàng khác trên đường Điện Biên Phủ, người phụ nữ trung niên là chủ cửa hàng cho biết giá 3 loại bia thông dụng: lon 333 là 168.000 đồng/thùng, Tiger 195.000 đồng/thùng, Heineken 250.000 đồng/thùng.

Thấy khách thắc mắc vì giá quá cao, bà chủ giải thích: “Bia đã lên chừng hơn 1 tuần nay, Tiger và Heineken lên 13.000 đồng/thùng, còn 333 lên 5.000 đồng/thùng. Hiện các loại bia này đang hút hàng, chị không lấy lời nhiều đâu, đại lý bỏ giá cao nên phải bán giá cao thôi”.

Vượt qua cầu Văn Thánh, ghé vào một tiệm tạp hóa lớn khác, giá 3 loại bia này tiếp tục tăng so với tiệm trước đó, 333 tăng 2.000 đồng/thùng, Tiger 3.000 đồng/thùng, Heineken 8.000 đồng/thùng. Các tiệm tạp hóa trên khá lớn và lượng bia, nước giải khát cất trong kho rất nhiều. Thực tế trên thị trường hiện nay giá các loại bia này tăng giảm vô tội vạ, dường như không ai kiểm soát nổi, các chủ cửa hàng đều cho biết giá bia gần Tết tăng khá cao.

Trong vai người đi mua số lượng lớn bia cho bữa tiệc cưới của gia đình, PV Công An TP HCM ghé vào một đại lý lớn (cấp 1) trên đường Nguyễn Hữu Cảnh (phường 22, quận Bình Thạnh), giá cả ở đây: 333 là 160.000 đồng/thùng; Tiger 187.000 đồng/thùng, Heineken 236.000 đồng/thùng loại thường, còn loại có logo xuân 240.000 đồng/thùng.

Ở một đại lý bia khác trên đường Ung Văn Khiêm, giá cả lại có sự thay đổi so với đại lý trước theo chiều hướng tăng với mức từ 3.000 đồng đến 5.000 đồng một thùng. Chủ đại lý bia cấp 1 ở đường Bùi Viện cho biết, giá cả thị trường bia đang bắt đầu loạn khi mùa Tết đến gần, đây là dịp các điểm bán lẻ tha hồ làm giá tùy theo người mua nhiều hay ít, lạ hay quen, vì vậy để nhận được giá thực của các loại bia thật khó. Ngay cả một số đại lý lớn cũng bán với cơ chế nhiều giá, do đó giá cả các loại bia trong dịp này không thể biết chính xác.

Để biết được sát giá bia, đến điểm 90A đường Lý Thường Kiệt, nơi bán sỉ bia lớn nhất nhì thành phố với hàng chục đại lý cỡ bự, có khả năng chi phối thị trường. Tại đây hoạt động mua bán bia, nước giải khát diễn ra tấp nập, hàng đoàn xe tải nối đuôi nhau chở bia đến và đi.

Thật bất ngờ, theo một số người bán, giá các loại bia mấy ngày gần đây đang xuống vài nghìn một thùng. Theo đó giá bia lon 333 là 154.000 đồng/thùng, Tiger 186.000 đồng/thùng, Heineken 240.000 đồng/thùng, chở đến tận nhà nếu mua sỉ, còn giá bán lẻ cao hơn 2.000 đồng/thùng.

So với các cửa hàng bán lẻ, giá ở đây giảm đến vài chục nghìn một thùng. Còn giá bán lẻ ở một siêu thị trên đường Cống Quỳnh đối với bia 333 đắt hơn ở 90A Lý Thường Kiệt 10.000 đồng/thùng, Tiger 2.000 đồng/thùng.

Trong khi đó, theo Tổng công ty bia rượu nước giải khát Sài Gòn, một đơn vị lớn, chiếm thị phần đáng kể đối với mặt hàng bia, thì từ nhiều năm nay công ty không tăng giá các loại bia, cụ thể bia lon 333 giá 139.920 đồng/thùng (đã có thuế VAT). Không chỉ bia lon, các loại bia chai và nước giải khát cũng đang biến động giá theo chiều hướng tăng. Tuy nhiên, đối với bia chai mức tăng không cao do đại lý khó ém hàng vì phải quay vòng vỏ chai mới được lấy bia mới.

Những năm trước đây, cứ đến cuối năm nhất là những ngày giáp Tết, khi người tiêu dùng đổ xô đi mua sắm là lúc các đại lý, cửa hàng tha hồ làm giá để bắt chẹt người tiêu dùng. Vì vậy những năm trước, nhiều người phải kêu trời về giá bia cuối năm. Nhưng năm nay, thị trường bia ngày Tết khó có khả năng gây “sốt” như những năm trước.

Ở các đại lý lớn mấy ngày gần đây giá bia đang giảm. Theo một chủ đại lý ở 90A Lý Thường Kiệt, năm nay các đại lý ôm một lượng hàng lớn, ém đến Tết bung ra. Tuy nhiên, do đại lý nào cũng ôm quá nhiều hàng, giờ đây họ bắt đầu sợ nên bung ra sớm khiến giá bia trên thị trường bắt đầu giảm. Thực tế trong tuần qua giá bia đã xuống vài nghìn một thùng.

Mặt khác, năm nay các công ty bia đã trữ một lượng hàng khá lớn, đủ cho nhu cầu tiêu dùng của người dân trong dịp Tết, vì vậy “sốt” giá là điều khó có thể xảy ra. Năm nay người tiêu dùng đã có kinh nghiệm, những gia đình tiêu thụ bia số lượng lớn thường liên hệ với các đại lý quen và đặt trước.

Những năm trước, giá bia đã “sốt” trong dịp cận Tết khiến người tiêu dùng phải mua với giá cắt cổ, thậm chí cao hơn giá bình thường đến hàng chục nghìn. Nguyên nhân rất đơn giản là do các đại lý nắm được quy luật này nên ém hàng chờ đến gần Tết bung ra bán kiếm lời nhiều.

Năm nay, mặc dù còn khá sớm nhưng dường như quy luật ấy không còn nữa khi ngay từ bây giờ giá bia đang giảm. Tuy nhiên, giá trôi nổi ngoài thị trường thì chẳng ai có thể kiểm soát được, các điểm bán lẻ đang đẩy giá lên tạo ra cơn “sốt” giá ảo đánh lừa người tiêu dùng. Nhưng rất có thể những ngày cận Tết giá sẽ lên mạnh, điều đó không ai biết trước được.

Hàng trăm triệu lít bia đã sẵn sàng xuất quân cho Tết

Bia Hà Nội đã sẵn sàng cho Tết

(VHDN) - Tại thị trường Hà Nội, Habeco cũng cho biết đã đưa ra thị trường khoảng 25 triệu lít bia, tăng 40% so với cùng kỳ năm trước và 1,1 triệu lít rượu (tăng 12%). Còn Sở Thương mại Hà Nội thì ước tính có khoảng 10 - 12 triệu chai bia, rượu và nước giải khát các loại được tiêu thụ trên địa bàn trong dịp Tết.

Vào thời điểm này, mặt hàng bia, rượu và nước giải khát được xem là mặt hàng “hot” nhất tại các chợ, siêu thị, cửa hàng... Trước nhu cầu biếu tặng hoặc chiêu đãi tiệc công ty, gia đình trong những ngày cận Tết, giá cả bia, rượu và nước giải khát đang biến động từng ngày.

Tính đến thời điểm hiện nay, giá bia trên thị trường đã tăng lên từ 6.000-16.000đ/thùng. Cụ thể, bia 333 cách đây 1 tuần giá 159.000đ/thùng/12 lon nay lên 175.000đ, bia Tiger cũng từ 186.900đ/thùng lên 194.000đ, bia Heineken từ 251.000đ/thùng tăng lên 257.000đ/thùng... Theo các điểm bán lẻ, mặc dù giá bia tăng nhưng sức mua vẫn mạnh và sản lượng tiêu thụ nhiều hơn từ 5 - 7 lần so với ngày thường.

Trong khi các sản phẩm bia “hùa nhau” tăng giá thì mặt hàng nước ngọt xem ra dễ chịu hơn. Mặc dù hầu hết các sản phẩm nước ngọt tung ra phục vụ Tết đều được nhà sản xuất “thay áo mới” như đầu tư bao bì đẹp, bắt mắt hơn nhưng giá thì giảm nhẹ so với giá thông thường. Như Mirinda giảm 7.000đ/thùng 28 lon (từ 106.000đ xuống còn 99.000đ/thùng), Pepsi giảm 3.000đ/thùng (từ 102.000đ giảm còn 99.000đ/thùng)...

Theo các nhà kinh doanh, sản phẩm nước ngọt lon là mặt hàng có mức tăng trưởng cao trong mùa cuối năm. Tại Công ty CP nước giải khát Sài Gòn (Tribeco), ngày thường tỷ trọng nước ngọt lon chỉ chiếm khoảng 15% tổng sản lượng sản xuất hàng của công ty thì trong dịp cuối năm tăng lên từ 40 - 50%.

Mặc dù sản lượng nước ngọt tăng mạnh như vậy, nhưng hiện sản phẩm này đang phải cạnh tranh rất khốc liệt với các loại nước giải khát khác trên thị trường như nước ép trái cây, trà xanh, tăng lực... Đây cũng là lý do nước ngọt khó có thể lợi dụng tình hình Tết để tăng giá như mặt hàng rượu, bia. Các công ty sản xuất rượu, bia cũng cho hay, ước tính trong dịp Tết Đinh Hợi, mức tiêu thụ các sản phẩm này tăng từ 40 - 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Nếu chỉ tính toán dựa trên số liệu mà 2 đầu mối sản xuất bia, rượu lớn của TP.HCM (Tổng Công ty Bia, Rượu, Nước giải khát Sài Gòn - Sabeco) và Hà Nội (Tổng Công ty Bia, Nước giải khát Hà Nội - Habeco) cung cấp, trong dịp Tết này thị trường sẽ tiêu thụ khoảng hơn 100 triệu lít bia.

Cụ thể, theo Sabeco, đơn vị có 19 nhà máy sản xuất bia, rượu và nước giải khát, một tháng bình thường Sabeco chỉ cung cấp ra thị trường 48 triệu lít bia nhưng trong dịp Tết sẽ là hơn 60 triệu lít bia. Riêng bia lon tăng đến 47% so với dịp Tết 2006. Bên cạnh đó, Sở Thương mại TP.HCM cũng dự báo sẽ có khoảng 25 triệu lít bia và 20 triệu lít nước ngọt các loại được tiêu thụ trong dịp Tết này.

Giải rượu bia ngày Tết

Ảnh: Kavi.

Dù biết rượu bia có hại cho sức khỏe song vào ngày Tết, bạn khó từ chối khi được mời, và dễ dẫn đến quá chén. Một số mẹo nhỏ sẽ giúp “cứu nguy” trong trường hợp này.

Uống nước

Sau những lần chè chén say sưa, lượng cồn trong máu tăng gây ra đau đầu; đồng thời các chất alcohol kích thích sự lợi tiểu, cơ thể sẽ thải nước ra ngoài liên tục. Khi đó, bạn sẽ có cảm giác khô khát, đắng miệng vì thiếu nước. Uống nước nhiều sẽ giúp ích cho bạn vượt qua tình trạng này.

Bổ sung vitamin B

Bổ sung vitamin B sau mỗi lần quá chén cũng góp phần đào thải lượng cồn ra khỏi cơ thể. Bạn có thể dùng các loại vitamin tổng hợp, dạng viên sủi có bán ngoài thị trường.

Bổ sung cả vitamin C

Khi gan của bạn phải chịu đựng chất độc có trong rượu, hàng triệu gốc tự do được hình thành góp phần tạo ra một chuỗi những tác hại từ việc quá chén. Một trong những số enzyme chống ôxy hóa của gan là glutathione nhanh chóng bị suy yếu. Kết quả là tác hại của các gốc tự do gây ra cho gan tăng lên (nếu uống quá chén trong một thời gian dài sẽ gây tổn hại gan nghiêm trọng, dẫn đến căn bệnh cơ gan rất nguy hiểm). Các chất chống oxy hóa như vitamin C có thể phần nào giúp bạn chống đỡ được các tác hại của rượu.

Khi quá chén, cần uống vitamin C 3 lần/ngày hoặc uống nhiều loại nước trái cây có vitamin C như cam, chanh... Các loại nước trái cây này còn cung cấp thêm kali, đường tự nhiên giúp tăng lượng đường cần thiết mà cơ thể bị thiếu hụt khi say rượu.

Trà atisô

Bông atisô giàu chất chống ôxy hóa, bảo vệ các tế bào gan khỏi sự tấn công của các chất độc trong rượu bia mỗi khi quá chén. Nó giữ cho các enzyme chống ôxy hóa của gan không bị tụt xuống thấp. Khi có cảm giác khó chịu vì uống quá chén, hãy uống nước bông atisô đã nấu chín và hãm như trà hoặc các loại trà atisô đóng gói.

Bất kỳ mẹo giải rượu nào thì cũng chỉ giúp bạn phục hồi khi bị quá chén, hoàn toàn không tránh hết các tác hại của rượu bia.

(Theo Sài Gòn Giải Phóng)

Thực phẩm và bia rượu giảm giá mạnh sau Tết


Một tuần sau Tết, nhiều mặt hàng đã bắt đầu ổn định và giảm giá khá mạnh. Trong đó, các mặt hàng tăng mạnh dịp Tết như thực phẩm, bia rượu bánh và bánh kẹo lại giảm mạnh hơn cả.

Trung tâm thông tin thương mại - Bộ Thương mại cho biết, đến nay, nhiều nhất là các loại thực phẩm như thịt tươi sống tại các chợ đầu mối đã giảm. Cụ thể, giá thịt lợn 20.000 đ/kg, giảm từ 1.500-2.000 đ/kg, thịt bò cũng bắt đầu giảm từ 120.000 đồng/kg xuống còn 90.000 đ/kg, bò bắp từ 100.000 đồng/kg xuống còn 85-90.000 đ/kg. Giá bán trên thị trường giảm khiến cho giá nguyên liệu bán ra của nông dân cũng giảm theo, giá lợn xuất chuồng chỉ còn 5.000-16.000 đ/kg so với mức 20.000-22.000 đ/kg trước đây.

Bên cạnh đó, mặt hàng thuỷ sản cũng đã giảm nhưng mức giảm không đáng kể do nhu cầu khá cao vì trời nắng nóng và người dân có nhu cầu thay đổi bữa ăn sau Tết. Hiện nay, tôm có giá 180.000-250.000 đ/kg, giảm 10.000-20.000 đ/kg nhưng vẫn cao hơn so với thời điểm trước Tết 40.000-50.000 đồng/kg. Mặt hàng thịt gà không có biến động nhiều nhất là thịt gà ta vẫn còn khá cao.

Đặc biệt, các loại bia rượu đã quay trở về mức giá ổn định. Nếu những ngày giáp Tết do nhu cầu tăng cao, các cửa hàng đã tăng giá bán đồng loạt các loại bia lên từ 20 - 50 ngàn. Các loại rượu cũng tăng giá thậm chí một số mặt hàng còn bị khan hàng, nhưng đến nay tất cả đã quay về mức giá cũ trước đây nhưng vẫn bán rất chậm.

Theo Bộ Thương mại, sức mua hàng hóa trong dịp Tết Đinh Hợi tăng từ 15-20%, đặc biệt tại các thành phố lớn đã tăng 25-30% so với Tết Bính Tuất. Giá hàng thực phẩm tươi sống đã tăng mạnh từ 23 Tết trở đi, mức tăng phổ biến từ 3.000-10.000 đồng/kg.

Riêng tại các khu đô thị lớn, do nhân dân có xu hướng chuyển mạnh sang mua sắm Tết tại các siêu thị, trung tâm thương mại nên lượng hàng hóa tiêu thụ tại các siêu thị trong dịp Tết đã tăng mạnh từ 200-300% so với ngày thường. Mặt hàng bia và nước giải khát tăng giá tại nhiều nơi do thời tiết nắng nóng. Điều đáng mừng là thị trường Tết năm nay, các mặt hàng tiêu dùng trong nước ngày càng chiếm ưu thế, nhất là các mặt hàng thực phẩm công nghệ và thực phẩm tươi sống.

(theo VNN)

Tết: uống bia hay không uống bia?

Riêng tại thị trường Việt Nam hiện nay, nếu tính đến khoản bia có vốn nước ngoài đầu tư, số hương vị bia bạn có để chọn lọc giải khát trong những ngày tết đã là khá nhiều. Không chỉ còn "ken", "tai-quơ”, "cát-bớt", "ghi-nét", "san-mi-gheo", "bia kiểu Úc" như cách nay không lâu. Càng khác xa thời rất lâu trước đây khi cả thị trường miền Nam Việt Nam chỉ nổi nhất có một "lade con cọp".

Bia ở quê nhà

Vì đã có thêm nguồn bia ngoại nhập, đủ các nhãn, các hiệu của đủ các nước chứ không phải chỉ có Budweiser, Hamms, Miller, Kirin. Và còn có rất nhiều bia với những cái tên khó đọc, khó nhớ (nhất là các loại bia nhập về từ Ðức, Tiệp) chứ không đơn giản như Bass, Beck, Corona, Stella Artois, Kronenbourg ...

Rồi còn phải kể đến các nhãn bia nội, cả những nhãn nổi tiếng toàn quốc (chẳng hạn như bia Saigon, 333 Export, Saigon Xanh, Saigon Special...) đến các nhãn chỉ bán chạy ở từng địa phương. Ðừng quên bia hơi, bia tươi. Riêng khoản bia tươi ở Hà Nội nay cũng đã là đề tài của nhiều chuyện tiếu lâm, chuyện vui du lịch được truyền tải trên các phương tiện truyền thông đại chúng nước ngoài.

Nói tóm lại, Việt Nam nay không thiếu các loại bia. Nhưng vẫn chưa ăn thua gì khi biết được rằng cả thế giới có đến hàng ngàn vị bia khác nhau. Tạp chí Maxim xuất bản ở Pháp mới đây có số chuyên đề giới thiệu đủ các loại bia kèm theo những mẩu đố vui dành cho các chuyên gia thưởng thức bia thời toàn cầu hoá.

Bia xứ người

Ba cách chống bị "xỉn"

- Uống tách cà phê đen nóng có thêm vài giọt brandy lúc điểm tâm.

- Khi bị nhức đầu, lờ đờ vì đã uống quá nhiều bia, sau khi thức giấc nên dùng một ly champagne. Bị xỉn vì vang, rượu mạnh, hãy uống một ly bia vàng.


- Tuy nhiên cách dễ nhất, tiện nhất: sau mỗi ly vang, ly rượu, ly bia là uống một ly nước tinh khiết.

Tuy đã và đang diễn ra ở khắp thế giới nhiều thương vụ mua trọn-bán đứt và sáp nhập giữa các công ty sản xuất-kinh doanh bia nhưng xem ra thị trường bia toàn cầu vẫn là một thị trường bia manh mún với quá nhiều thị khúc dù cho trị giá của nó là hơn 150 tỉ euro. Ðứng đầu mỗi phân khúc là một thương hiệu bia.

Theo Impact Databank thì Budweiser, "kẻ” tự xung mình là "vua các loại bia" thực ra cũng chỉ nắm được có 3,6% thị trường bia thế giới. Vì 9 trong số 10 lon bia mà Budweiser tiêu thụ được là ở trên lãnh thổ Mỹ. Ðáng chú ý hơn nữa, tổng số 20 thương hiệu bia hàng đầu thế giới cộng lại cũng chỉ chia nhau nắm giữ khoảng hơn 1/4 thị trường bia toàn cầu mà thôi.

Heineken của Hà Lan hiện là nhà sản xuất bia lớn nhất châu Âu đồng thời là một trong số ba đại công ty bia hàng đầu thế giới. Công ty Heineken có khoảng 80 thương hiệu bia khác nhau được bán ở 170 nước trên thế giới và 110 nhà máy bia đang hoạt động sản xuất ở trên 50 nước. Ba thương hiệu nổi tiếng nhất của Heineken là Heineken (phổ thông nhất ở châu Âu), Amstel (phổ thông hạng 3 ở châu Âu) và Murphy’s.

Nhưng trong hai năm trở lại đây, bia Kroenbourg của Pháp đã trở nên một đối thủ đáng gờm ở thị trường chung châu Âu. Nguyên nhân thứ hai dẫn đến làn sóng các thương vụ mua trọn-bán đứt và sáp nhập giữa các nhà sản xuất bia ở châu Âu, theo dự báo của Euromonitor, là sự gia giảm tiêu thụ bia ngày tăng cao ở các nước Tây Bắc Âu.

Người ta dự kiến rằng vào năm 2010, mức tiêu thụ bia ở khu vực này sẽ giảm từ 14 -18%. Riêng ở Ðức, thị trường bia lớn nhất trong thị trường bia toàn châu Âu, tiêu thụ bia sẽ giảm 20%.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm tiêu thụ bia ở châu Âu. Ngoài lý do kinh tế suy thoái ra còn là các lý do sức khoẻ vì tuổi tác ngày càng cao của một số đông tiêu dùng trước đây rất thường uống bia và lý do xu hướng thời trang tiêu dùng chuyển sang với rượu vang, nước trái cây, nước khoáng. Ngoài ra các luật lệ nghiêm khắc liên quan đến quảng cáo, lái xe trong tình trạng say ở nhiều quốc gia cũng đã ảnh hưởng đến tình hình phát triển của ngành kinh doanh bia.

Tình hình chung trên thị trường bia thế giới cũng không sáng sủa gì. Theo Impact Databank, sau khi đã giảm lượng tiêu thụ trong hai thập niên qua, mức tăng trưởng bia toàn cầu sẽ chỉ là 2% từ 1999 -2005. Mức tăng này là nhờ tiêu thụ bia vẫn cao ở các khu vực Mỹ Latinh, Trung Quốc, Ðông Nam Á, châu Phi và đặc biệt là Ðông Âu.

Theo SGTT

Việt Báo

Giá bia tăng đến Tết

Theo Hiệp hội Các nhà sản xuất rượu-bia-nước giải khát VN, bia Sài Gòn được đánh giá là mạnh nhất hiện nay với mức tiêu thụ 400 triệu lít/năm.

Soạn: AM 220563 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Tổng năng lực sản xuất bia của cả nước hiện ước 1.300 triệu lít/năm, trong khi nhu cầu lên đến khoảng 1.800 triệu lít/năm mới đủ (!). Riêng tại TP.HCM, lượng bia sản xuất chiếm khoảng 1/3 tổng lượng bia cả nước, trong khi khả năng tiêu thụ thì tốc độ “năm sau uống nhiều hơn năm trước” 10-15%/năm.

Đã tăng và còn... tăng tới Tết?

Theo “nhật ký nhập hàng” của ông Tiến - chủ đại lý bia trên đường Nguyễn Thái Bình, từ cuối tháng mười đến hết tháng mười một, tổng cộng bia 333 đã tăng năm lần, từ 148.000 đồng/thùng hiện nhảy lên 156.000 đồng/thùng.

Sài Gòn (SG) đỏ cũng tăng ly kỳ không kém. Từ 112.000 đồng/két hôm 2-9, SG đỏ đột ngột rớt xuống còn 97.000 đồng/két (thấp hơn giá xuất xưởng tại nhà máy 1.000 đồng/két) vì đụng phải chương trình khuyến mãi trúng xe của Tiger. Khi Tiger chấm dứt khuyến mãi, SG đỏ ngay lập tức vọt lên 110.000 đồng, tiếp tục lên 115.000-120.000 đồng/két vào giữa tháng mười một và hiện giữ mức 124.000 đồng/két.

So với thời điểm gần Noel năm ngoái, giá bia SG đã tăng từ 8-21% và xấp xỉ gần bằng giá cao điểm nhất của ngày 30 âm lịch tết năm ngoái, dù hơn hai tháng nữa mới đến tết. Và theo dự đoán của hầu hết các đại lý bia, chắc chắn giá bia SG trong tết năm nay “ít nhất sẽ tăng thêm 20% nữa, trong khi các loại bia khác cùng lắm chỉ 12-13%”.

Giá tăng do đâu?

Theo khảo sát của các công ty nghiên cứu thị trường, mức tiêu thụ bia nhiều nhất hiện nay trên địa bàn TP.HCM thuộc về bia SG, từ bia chai cho đến bia thùng. “Cứ ba người vào mua bia chai thì cả ba đều chọn bia SG. Còn bia thùng nếu mua uống thì cả ba cũng đều chọn 333, mua biếu thì chọn Heineken hoặc Tiger” - ông Long nhận xét. So với giá của Heineken hay Tiger, bia SG có mức giá vừa phải, “gu” dễ uống nên rất được giới thu nhập thấp và trung bình ưa chuộng.

Lý giải về hiện tượng tăng giá sớm của bia SG, các đại lý cho rằng một phần do cầu vượt cung, nhưng phần quan trọng hơn là do “các đại gia làm giá”. Thời điểm này các “đại gia” đang ra sức thu mua, gom hàng một cách quyết liệt, thậm chí ém hàng, xuất hàng nhỏ giọt để tạo nhu cầu khan hiếm trên thị trường, làm động tác giả đưa giá lên.

Giá bia thời điểm tháng 12/2004

Giá giao tại nhà máy

Giá thị trường hiện tại

Sài Gòn xanh
Sài Gòn đỏ
Bia lon 333
Heineken
Tiger

88.000 đồng/két
98.000 đồng/két
138.420 đồng/thùng
232.650 đồng/thùng
181.500 đồng/thùng

95.000 đồng/két
124.000 đồng/két
156.000 đồng/thùng
238.000 đồng/thùng
195.000 đồng/thùng

(Theo Tuổi Trẻ)